Thách thức trong chuyển đổi kép: Bài học từ thực tiễn doanh nghiệp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số khi đi cùng nhau sẽ tác động và tăng thêm động lực cho nhau. Trong hành trình chuyển đổi kép, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, các doanh nghiệp, ngay cả những người tiên phong, cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, những thử thách này chính là động lực để doanh nghiệp phát triển. Không những thế, dù chi phí của chuyển đổi kép là rất lớn, nhưng cái giá phải trả của việc chậm chuyển đổi còn lớn hơn gấp nhiều lần…

Pháp lý

Chuyển động xanh

Thương hiệu xanh

Diễn đàn

Chuyển động xanh

Thương hiệu xanh

Diễn đàn

Tùng Dương

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số khi đi cùng nhau sẽ tác động và tăng thêm động lực cho nhau. Trong hành trình chuyển đổi kép, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, các doanh nghiệp, ngay cả những người tiên phong, cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, những thử thách này chính là động lực để doanh nghiệp phát triển. Không những thế, dù chi phí của chuyển đổi kép là rất lớn, nhưng cái giá phải trả của việc chậm chuyển đổi còn lớn hơn gấp nhiều lần…

Ảnh minh họaẢnh minh họa Logistics là một ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, là một trong những thành tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia, của ngành và doanh nghiệp. Đặc biệt với nông sản, tối ưu bài toán logistics, sẽ góp phần rất lớn nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị nông sản.

Chia sẻ về định hướng và cách làm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp, ông Lê Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Viettel Post, cho biết trong những năm qua, Viettel Post đã chủ động đưa ra định hướng làm chủ công nghệ. Đến nay doanh nghiệp này đã quy hoạch được 10 sản phẩm công nghệ bao phủ toàn bộ chuỗi cung ứng từ vận hành trong nhà kho, vận tải, giao hàng chặng cuối đến vận hành xuyên biên giới.

“Chúng tôi đã làm chủ công nghệ robot, công nghệ vận hành khai thác trong các nhà kho, hoạt động chia chọn hàng hóa… Khi làm chủ được các công nghệ nền này, chúng ta sẽ có cơ hội bứt phá, cạnh tranh với các đơn vị logistics trên thế giới”, Phó Tổng giám đốc Viettel Post chia sẻ.

Ông Lê Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Viettel Post"Logistics không còn đơn giản là một dịch vụ mà được ví như mạch máu của nền kinh tế. Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh (tăng trưởng 30-40%/năm) cũng như sự phát triển của nền kinh tế và các chuỗi cung ứng liên kết với nhau chặt chẽ, các doanh nghiệp logistics không thể đứng ngoài việc ứng dụng hạ tầng công nghệ số và công nghệ xanh. Song hành với chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi xanh".

Song hành với chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi xanh. Đại diện Viettel Post cho hay Viettel Post đã định hướng xây dựng các tủ smartlock ở các tòa nhà chung cư, khu công nghiệp, địa bàn đông dân cư… để giảm đi lại cho các bưu tá khi giao hàng, góp phần giảm thải khí carbon.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng xây dựng các hệ thống tự động hóa có thể hoạt động trong môi trường không cần ánh sáng, hệ thống điện tự động, giúp giảm tiêu thụ năng lượng điện… Ngoài ra, trong vận chuyển hàng hóa, thay vì dùng các loại bao bì sử dụng một lần, doanh nghiệp đã dùng các loại bao bì với chất liệu có thể cho phép dùng được 200 lần, góp phần giảm lượng rác thải.

Định hướng trong thời gian tới, Viettel Post sẽ dần chuyển sang xe điện theo lộ trình, thay thế các xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu như hiện nay.

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản, ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, cho biết trên thực tế ở Tập đoàn, công nghệ số và mô hình kinh tế tuần hoàn– kinh tế xanh đã được thực hiện ngay từ khi xây dựng doanh nghiệp, là hai tiến trình có sự kết nối chặt chẽ với nhau và được coi như vấn đề cốt lõi để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Đây được coi là chìa khóa để thành công.

Chính công nghệ số và công nghệ cao ngay từ đầu đã góp phần làm cho kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững ở Tập đoàn TH được thực hiện một cách hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn ở Tập đoàn TH được thực hiện ngay từ đầu với các hành động cụ thể

Trong lĩnh vực dệt may, ông Đặng Vũ Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn PPJ Group, cho biết: “Hiện tại, các doanh nghiệp đang đứng trước bài toán khó khăn của chuyển đổi kép và chúng tôi coi đó là bài toán cấp bách của thời đại. Thời đại của phát triển bền vững buộc các doanh nghiệp phải thích ứng, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành dệt may”. Tất nhiên, trên hành trình đó, thuận lợi và khó khăn luôn luôn song hành.

Với khía cạnh chuyển đổi số, hệ sinh thái số tương đối hoàn chỉnh, PPJ Group hiện là một trong số ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện và vận hành được hệ thống quản trị số toàn diện ERP, thành công mang các ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ xanh tiên tiến thế giới vào phục vụ sản xuất kinh doanh hàng dệt may.

Về chuyển đổi xanh, PPJ Group đã đạt được gần 30 chứng nhận theo tiêu chuẩn thế giới về trách nhiệm xã hội, môi trường và nguyên vật liệu, cùng hàng chục giấy chứng nhận theo các yêu cầu riêng của nhãn hàng quốc tế.

THÁCH THỨC VỚI CÁC DOANH NGHIỆP MỌI NGÀNH NGHỀ

Về những thuận lợi trong hành trình chuyển đổi kép, lãnh đạo PPJ Group nhấn mạnh sự thuận lợi nằm ở sự “chủ động”. “Chúng tôi đã chủ động chuyển đổi số từ trước khi Covid-19 xuất hiện và làm đứt gãy chuỗi cung ứng, buộc doanh nghiệp tìm đến các giải pháp số như cứu cánh. Chúng tôi cũng đã chủ động chuyển đổi xanh ngay từ ban đầu. Do hướng đến thị trường toàn cầu nên những tiêu chuẩn xanh là điều kiện tiên quyết để chúng tôi có thể tiếp cận được các chuẩn mực của quốc tế và đáp ứng tốt các yêu cầu tuân thủ của khách hàng."

Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng sở hữu chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, từ thiết kế và phát triển sản phẩm– sợi– vải- may mặc- vận chuyển quốc tế- kho khách hàng. Ngoại trừ việc không chủ động được trong sản xuất bông, xơ, phải tìm kiếm và chọn lọc các nguồn bông “sạch”, bông có tiêu chuẩn BCI, bông hữu cơ hoặc tái chế,… tất cả các khâu còn lại trong chuỗi cung ứng đều được Tập đoàn chủ động kiểm soát hàm lượng “xanh và số”, ông Hùng thông tin.

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số khi đi cùng nhau sẽ tác động và tạo thêm động lực cho nhau. Khi công nghệ số có thể khiến sản xuất xanh hơn và sự tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp mang lại sự bền vững vượt trội hơn.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, chuyển đổi kép sẽ là thử thách. Thử thách này có thể bị khuếch đại nhiều lần đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực hạn chế. Đề cập vấn đề này, ông Hùng nhấn mạnh: “Thế giới đang xoay chuyển quanh các yếu tố môi trường, xã hội, quản trị (ESG) và coi đây là thước đo mới để đánh giá toàn diện việc thực hành sản xuất, kinh doanh bền vững của doanh nghiệp”…

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 43-2024 phát hành ngày 21/10/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

22/10/2024 17/10/2024 16/10/2024 16/10/2024 16/10/2024 16/10/2024 16/10/2024 09/10/2024 30/09/2024 30/09/2024 21/08/2024 03/06/2024 14/04/2024 09/04/2024

Trang web này chỉ thu thập các bài viết liên quan. Để xem bản gốc, vui lòng sao chép và mở liên kết sau:Thách thức trong chuyển đổi kép: Bài học từ thực tiễn doanh nghiệp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

🔥 👄 lô kép khung 2 ngày 😏
🎷 Bài viết mới nhất 🎶 👄 Bài viết phổ biến 😏
🎯 Bài viết được đề xuất 🎠
# Tiêu đề bài viết Từ khóa Liên kết bài viết Chi tiết bài viết
WPTGO